Sình bụng (Dropsy) ở cá Betta: Nguyên nhân, Dấu hiệu nhận biết, Điều trị đúng cách và Phòng ngừa trúng đích

Chuẩn bệnh - điều trị
Sình bụng (Dropsy) ở cá Betta là gì?Sình bụng là khi phần bụng cá betta căng phồng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng căng làm vẩy cá rộp lên làm cho thịt có hình nón thông. Thực tế cho thấy sình bụng là triệu chứng của tình trạng sức khoẻ kém tiềm ẩn, thường do vi khuẩn gram âm gây ra. Đây là triệu chứng không phải bệnh như chúng ta thường nghĩ và nó tương tự như chứng phù nề ở

Sình bụng (Dropsy) ở cá Betta là gì?

Sình bụng là khi phần bụng cá betta căng phồng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng căng làm vẩy cá rộp lên làm cho thịt có hình nón thông. Thực tế cho thấy sình bụng

là triệu chứng của tình trạng sức khoẻ kém tiềm ẩn

, thường do vi khuẩn gram âm gây ra. Đây là triệu chứng không phải bệnh như chúng ta thường nghĩ và nó tương tự như chứng phù nề ở người.

Nguyên nhân gây sình bụng (Dropsy) ở cá Betta

  • Sức đề kháng yếu

  • Chất lượng nước kém

  • Nhiễm virus hay nhiễm khuẩn từ thức ăn sống

  • Suy thận do sử dụng quá nhiều thuốc hoặc thuốc quá mạnh

  • Tổn thương nội tạng

Dấu hiệu nhận biết sình bụng (Dropsy) ở cá Betta

  • Bụng phình to hoặc chướng lên

  • Cá bơi lờ đờ và chán ăn

  • Vảy xù lên đây là lúc tình trạng trở nên trầm trọng (dễ dàng quan sát khi nhìn từ trên xuống)

Chẩn đoán trúng đích sình bụng (Dropsy) ở cá Betta

Sình bụng cấp tính

Bụng căng lên đột ngột. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội.

Sình bụng mãn tính

Bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá là một trong những nguyên nhân gây sình bụng này. Hoặc cá bị bệnh lao, bệnh nay lây lan rất mạnh.

Điều trị trúng đích sình bụng (Dropsy) ở cá betta

Tại thời điểm này, chưa có phương pháp chữa trị chắc chắn cho chứng sình bụng, tuy nhiên nếu nguyên nhân là do vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi.

1.

Xác định các yếu tố nguy cơ trong cách chăm sóc và cho cá ăn.

Việc đầu tiên và ưu tiên bạn cần làm là tìm hiểu xem nguyên nhân gây bệnh, có phải do vi khuẩn gây ra hay không.

Có thể bạn quan tâm:

Mẹo chẩn đoán bệnh cá Betta mới nhất 2021

2.

Cách ly để thực hiện điều trị (hồ điều trị)

Để theo dõi điều trị và không làm tăng sinh nguồn bệnh. Thay 100% nước 1-2 ngày trong 2 tuần, bạn cũng có thể thử thêm muối hột và lá bàng vào hồ điều trị, vì trong lá bàng có hoạt chất như tanin, phytosterol, có tác dụng hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên.

Sau 1 tuần nếu không có tiến triển, hãy cân nhắc chuyển qua dùng thuốc để điều trị.

3.

Sử dụng thuốc đặc trị

Nếu bạn đã quyết định sử dụng thuốc đặc trị, bạn nên ngừng thêm muối hột vào nước, vì quá nhiều phụ gia gây căng thẳng cho cá. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham vấn cùng chuyên gia trước khi quyết định điều trị bằng thước bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc kháng sinh dành cho cá Betta

Có nên bắt đầu dùng thuốc cho cá betta ngay sau khi cách ly nó không?

Không không bạn nhé. Nếu bạn pha quá nhiều muối và thuốc cùng một lúc sẽ giết chết cá của bạn ngay đấy. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên cách ly cá betta trước và nếu không có dấu hiệu cải thiện sau 7 ngày thì hãy ngừng muối và thay vào đó sử dụng thuốc.

Một khí bạn bắt đầu dùng thuốc, không có sự chắc chắn sẽ mất bao lâu để thuốc có tác dụng, nhưng nếu các triệu chứng giảm dần và cá bạn sống sót, bạn có thể đã chữa khỏi nó.

Bài viết được chia sẻ từ FancyVietFarm